Lịch sử Họ_Thụ_đào

Năm 1841, George Bentham miêu tả Apodytes và Pogopetalum như là các chi mới và hợp nhất chúng với Icacina, Gomphandra và Leretia để tạo ra tông Icacineae của cái mà sau này người ta gọi là họ Olacaceae[5][6]. Họ Olacaceae vào thời gian đó cũng như trong thế kỷ 20 đã được định nghĩa rộng, bao gồm vài họ trong bộ Santalales[7]. Pogopetalum sau này được coi là đồng nghĩa với Emmotum[8][9]

Năm 1852, John Miers cho rằng Icacineae của Bentham không thuộc về họ Olacaceae và nâng cấp nó lên thành họ Icacinaceae[10].

Philippe van Tieghem nhận ra rằng họ Icacinaceae như định nghĩa của Miers, bao gồm các nhóm chỉ có quan hệ họ hàng xa và vào năm 1897 ông đã chia nó ra thành 7 họ[11][12]. Xử lý của Van Tieghem về một vài phương diện là tiên đoán của các kết quả nghiên cứu phát sinh chủng loài trong thế kỷ 21, cụ thể là sự thiết lập các họ Emmotaceae và Leptaulaceae của ông. Sự phân chia họ Icacinaceae ra thành các họ nhỏ hơn của ông đã không được chấp nhận và các tác giả khác vẫn tiếp tục định nghĩa Icacinaceae theo nghĩa rộng, được biết đến như là Icacinaceae sensu lato.

Năm 1942, Hermann Sleumer định nghĩa họ Icacinaceae theo nghĩa rộng trong phần viết về họ này cho Die Natürlichen Pflanzenfamilien[13]. Các tác giả khác sau đó cũng định nghĩa gần như vậy.

Trong thập niên 1940, Richard A. Howard đã viết một loạt bài báo học thuật về vài chi[2]. Sleumer đã viết về các chi có tại châu Á vào năm 1969[14] và các chi có tại Malesia vào năm 1971[15]. Phần lớn những gì đã biết về họ này đến từ các quần thực vật khu vực như Australia[16] và Trung Hoa[17].

Năm 2001, Jesper Kårehed sử dụng một tổ hợp các dữ liệu hình thái và trình tự ADN đã chỉ ra rằng Icacinaceae sensu lato là đa ngành xa và ít nhất có thể cho rằng là một trong những họ thực vật được định nghĩa tồi tệ nhất. Người ta hiện nay biết rằng nó cạnh tranh với họ Flacourtiaceae trong vai trò của một tổ hợp phi tự nhiên của các nhóm khác hẳn nhau. Kårehed đã chia họ này ra thành 4 họ Pennantiaceae, Stemonuraceae, Cardiopteridaceae và Icacinaceae sensu stricto[2].

Pennantiaceae chỉ bao gồm 1 chi Pennantia và là nhánh cơ sở nhất trong bộ Apiales của nhánh campanulids[18][19].

Stemonuraceae là họ của 12 chi trong bộ Aquifoliales của nhánh campanulids. Nó có quan hệ chị em với họ Cardiopteridaceae[2][20].

Trước nghiên cứu của Kårehed năm 2001 thì Cardiopteridaceae chỉ chứa 1 chi Cardiopteris. Kårehed đã chuyển các chi Citronella, Gonocaryum, Leptaulus từ Icacinaceae sang họ này và tạm thời đặt Metteniusa, Dendrobangia, Pseudobotrys trong họ đó. Năm 2007, Metteniusa đã được chứng minh là thuộc về nhánh lamiids và được đặt trong họ của chính nó[21]. Các mối quan hệ thật sự của Dendrobangia và Pseudobotrys tới nay vẫn còn mờ mịt.

Một số tác giả vẫn tiếp tục duy trì họ Cardiopteridaceae anhư là họ đơn chi và đặt Citronella, Gonocaryum, Leptaulus, Dendrobangia cùng Pseudobotrys trong họ Leptaulaceae[22]. Nghiên cứu của Kårehed chỉ ra rằng Cardiopteris nên gộp trong họ Leptaulaceae, nhưng hỗ trợ thống kê cho vị trí này là không mạnh.

Icacinaceae sensu stricto chứa 24-34 chi dạng lamiids và cũng không phải là nhóm đơn ngành[3]. Icacina và một vài họ hàng gần có lẽ là có liên quan tới bộ Garryales và có thể được đặt trong đó. Cassinopsis, Emmotum, Apodytes, và một vài chi khác có lẽ thuộc về một nơi nào đó trong nhánh lamiids. Apodytes và Rhaphiostylis có thể có quan hệ gần với Oncothecaceae hơn là các vị trí khác[3]. Sự phân chia của nhánh lamiids ra thành các bộ vẫn chưa chắc chắn và cần có thêm các nghiên cứu phát sinh chủng loài khác để giải quyết các vấn đề này.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Họ_Thụ_đào http://bio.kuleuven.be/sys/site/Publicaties/2008/F... http://www.ingentaconnect.com/content/iapt/tax/200... http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1046/j.1095-... http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1095-... http://www.plantbiology.siu.edu/faculty/nickrent/N... http://www.ajol.info/index.php/sajb/article/view/2... http://www.amjbot.org/cgi/reprint/88/12/2259 http://www.biodiversitylibrary.org/item/13697#page... http://www.biodiversitylibrary.org/item/19648#page... http://www.bioone.org/doi/abs/10.1600/036364405478...